10 gợi ý để tối ưu hóa trang web bán hàng của bạn

Bạn bắt đầu một công việc kinh doanh online và một thời gian trôi qua khi bạn nhìn lại các số liệu bạn nhận ra rằng mặc dù có rất nhiều người ghé thăm cửa hàng của bạn nhưng không có quá nhiều người thật sự cho hàng vào giỏ.

Vì thế bạn nghĩ rằng mình cần phải có một số thay đổi về trang sản phẩm của bạn khiến chúng trở nên thuyết phục hơn và phải khiến khách hàng phải muốn thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Tuy nhiên, bạn không biết phải cải tiến điều gì và phải làm gì để thay đổi trang web của mình thì trong bài viết này đội ngũ Haravan sẽ gửi đến bạn một số gợi ý giúp bạn tối ưu hóa trang sản phẩm của mình.

Yếu tố nào tạo nên một trang web tuyệt vời?

Về lý thuyết, các trang web bán sản phẩm rất đơn giản. Bạn muốn cung cấp cho khách hàng lý tưởng của mình lượng thông tin phù hợp để giúp họ mua được sản phẩm họ muốn và thuyết phục họ rằng sản phẩm này sẽ hiệu quả, phù hợp với họ.

Mục tiêu tối quan trọng đối với các trang web của bạn phải là xây dựng lòng tin của người dùng bằng cách cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho quyết định mua hàng và làm cho quy trình trở nên trực quan và đơn giản nhất có thể.

Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tế sẽ gặp một số khó khăn nhất định vì thế bạn hãy xem xét một số yếu tố sau:

  • Sản phẩm

  • Thương hiệu

  • Nội dung mô tả

  • Thiết kế và đánh giá của người dùng

Sản phẩm của bạn là yếu tố chính giúp định vị doanh nghiệp của bạn và giúp khách hàng đánh giá liệu sản phẩm này có là câu trả lời cho các thắc mắc, trăn trở của khách hàng trước khi họ mua hàng.

Thương hiệu của bạn nên được bao phủ ở khắp mọi nơi từ social media đến các email sau khi bán hàng nhưng đặc biệt quan trọng là trên trang web bán sản phẩm của bạn. Ngày nay, sản phẩm được khách hàng tìm thấy ngoài trang web của bạn là việc rất bình thường vì thế việc quảng bá thương hiệu của bạn là việc đặc biệt cần thiết.

Nội dung của bạn cũng là một yếu tố quan trọng bởi đây là cách bạn tiếp cận khách hàng bằng cách kết hợp thông tin bạn muốn truyền tải tới khách hàng thông qua ngôn ngữ và nhận diện riêng của thương hiệu.

Thiết kế trên trang web của bạn sẽ liên quan đến tất cả những gì được trưng bày trên web. Ngoài ra còn có yếu tố bạn nên quan tâm là đánh giá của người dùng, đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chuyển đổi của bạn.

Dưới đây là 11 gợi ý bạn nên cân nhắc khi tối ưu trang web của mình:

1. Bạn đã thiết lập nút kêu gọi hành động (CTA) của mình rõ ràng chưa?

Bạn có một mục tiêu duy nhất khi thiết lập trang web là thuyết phục khách hàng nhấp vào nút “Mua ngay” hoặc “Thêm vào giỏ hàng” vì thế hãy bắt đầu từ điều cơ bản nhất.

Nút “Thêm vào giỏ hàng” là nút quan trọng nhất trên trang web của bạn, nó nên là yếu tố nổi bật nhất trên trang web, khu vực xung quanh nút phải được sắp xếp gọn gàng và không có gì có thể cản trở khách hàng nhìn thấy hoặc nhấp vào. Nếu như các nút CTA của bạn chưa đáp ứng được các yêu cầu trên hoặc nút đang được nằm ở cuối trang và khách hàng phải kéo xuống bên dưới mới thấy được bạn nên đưa ra những sự điều chỉnh cần thiết.

Nội dung của nút CTA không nên quá rườm rà mà nên đi thẳng vào vấn đề ví dụ như “Thêm vào giỏ hàng” hoặc “Mua ngay” như đã nói ở trên. Nội dung ngắn gọn, trực tiếp lúc nào cũng hiệu quả hơn là từ ngữ quá phức tạp khiến khách hàng không hiểu ý của bạn.

2. Hình ảnh sản phẩm của bạn có thu hút khách hàng?

Thương mại điện tử là một thế giới rộng lớn mà bạn có thể thoải mái tận dụng mà không có gì có thể cản trở bạn, trừ một vấn đề duy nhất là khách hàng mua online sẽ không thể trực tiếp cầm, nắm, thử sản phẩm trong thực tế, đó là lý do vì sao hình ảnh của sản phẩm rất quan trọng.

“Đừng đánh giá một quyển sách qua trang bìa của nó” - là một nhận định sai lầm trong vấn đề này bởi vì “trang bìa” của sản phẩm chính là thứ duy nhất khách hàng có thể đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng vì thế việc đầu tư cho hình ảnh sản phẩm là việc cần thiết.

Hình ảnh của sản phẩm không chỉ quan trọng trên trang web của bạn mà đây cũng sẽ là những gì khách hàng nhìn thấy trên tất cả các mặt trận từ các trang social, Google Tìm kiếm, quảng cáo,... vì lý do trên đội ngũ Haravan xin nhắc lại một lần nữa về tầm quan trọng của việc chỉn chu hình ảnh trên trang web của bạn.

Cứ nghĩ đơn giản là giữa hàng ngàn các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tương tự như bạn thì lý do gì khiến khách hàng chọn bạn thay vì các doanh nghiệp khác?

Rất may mắn là các trang web của Haravan đã có sẵn kho giao diện với hơn 400 themes đẹp, miễn phí, giá rẻ, tối ưu trên di động, máy tính với nhiều màu sắc, bố cục khác nhau, bạn không cần có kiến thức về code cũng có thể sở hữu một trang web hoàn chỉnh.

Theme Haravan

3. Đặt tên các sản phẩm dễ nhớ và dễ hình dung

Đặt tên cho sản phẩm của bạn gắn liền với các đặc điểm liên quan (ví dụ như: màu sắc, mùi hương, v.v.) có thể là một cách tuyệt vời để thêm cá tính cho sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, hãy cẩn thận trong việc đặt tên vì việc đặt tên quá kiểu cách có thể khiến khách hàng khó hình dung được sản phẩm có hình dáng hoặc màu sắc gì.

Việc không cho khách hàng các liên kết về hình ảnh, màu sắc hay các đặc điểm sản phẩm của bạn là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà doanh nghiệp hay mắc phải. Thông thường các doanh nghiệp đặt tên cho các màu của sản phẩm bằng những cái tên vui nhộn, lạ tai khiến khách hàng khó chắc chắn rằng họ đang chọn đúng màu.

Việc xây dựng tính cách cho sản phẩm rất quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là sự tiện nghi và dễ dàng cho khách hàng khi họ quyết định mua sắm tại cửa hàng của bạn.

4. Bạn đã cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về giá cả của sản phẩm?

Khi bạn kinh doanh những sản phẩm có giá trị thấp bạn có thể không cần phải quá chi tiết về phần giá cả. Tuy nhiên, nếu bạn là một thương hiệu cao cấp và kinh doanh những sản phẩm có giá trị cao bạn cần phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về giá cả sản phẩm của mình.

Bạn cần phải đảm bảo rằng tất cả các nội dung bạn cung cấp cho khách hàng có thể giúp khách hàng hiểu hơn vì sao sao sản phẩm này lại có giá cao như vậy. Hãy đi vào chi tiết về chất liệu nguồn gốc cũng như là sự đam mê trong quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm đó.

Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng khách hàng cũng có sự hiểu biết về sản phẩm giống như họ, tuy nhiên thực tế thì không phải khách hàng nào cũng như vậy vì thế việc bạn cần làm làm là trao đổi với khách hàng về chất lượng cũng như là giá trị của sản phẩm và đặc biệt đừng mặc nhiên cho rằng khách hàng đã hiểu sản phẩm và thương hiệu như bạn.

Kể cả khi bạn không phải là một thương hiệu cao cấp thì việc cung cấp cho khách hàng tất cả những thông tin cần biết sẽ giúp khách hàng hiểu hơn vì sao bạn lại đưa ra quyết định xác định mức giá như vậy cho sản phẩm của bạn.

5. Bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng của mình chưa?

Sản phẩm và giá cả là hai nội dung chủ đạo trên trang web của bạn tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất bạn phải luôn nghĩ tới đó chính là khách hàng.

Bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng của mình kể cả khi họ đã là một chuyên gia trong lĩnh vực này hoặc họ là người mới tìm hiểu về sản phẩm của bạn. Nội dung bạn đưa ra phải đầy đủ, ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để cho tất cả mọi người đều có thể hiểu được nội dung bạn đang cố gắng truyền tải.

Có một số mẹo bạn có thể áp dụng để cân bằng các nội dung trên trang web

  • Sử dụng video có thể là một cách hay để truyền tải chi tiết về sản phẩm cho khách hàng.

  • Hãy trình bày các nội dung trên trang web của bạn một cách rõ ràng, sử dụng các các tiêu đề và các gạch đầu dòng để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin.

  • Cung cấp cho khách hàng những thông tin về cách sử dụng sản phẩm cũng như trả lời cho các câu hỏi thường gặp nhất của bạn giúp khách hàng hiểu thêm về sản phẩm.

6. Bạn quảng bá trang web của mình như thế nào?

Thương hiệu của bạn không chỉ là những hình ảnh mà bạn đăng tải trên các trang social media hay logo của bạn, nó là tất cả những gì đại diện cho sản phẩm, doanh nghiệp của bạn. Bạn nên biết khách hàng của bạn là ai và vì sao bạn lại làm những việc này, thương hiệu của bạn chính là yếu tố quan trọng nhất trên trang web.

Sự khác biệt của một trang web bình thường là một trang web xuất sắc là cách mà bạn thổi hồn thương hiệu của bạn vào trang web. Với tư cách là một người truy cập khi khách hàng vào trang web của bạn trong vòng 2 giây họ mong muốn biết tất cả mọi thứ về thương hiệu của bạn

Đôi khi khách hàng sẽ không vào trang chủ của bạn bạn để tìm hiểu về thương hiệu của bạn vì thế hãy để thương hiệu của bạn ở khắp mọi nơi. Nếu như khách hàng đến từ những nguồn khác như là từ các trang social media, landing page hoặc một bài viết nào đó hãy để tất cả thông tin liên quan đến thương hiệu của bạn ngay cả trên trang sản phẩm

7. Nội dung trên trang web của bạn có tạo cảm hứng cho người đọc?

Hầu hết khách hàng không mua sản phẩm của bạn vì họ yêu quý bạn, họ muốn biết sản phẩm của bạn có giúp ích gì cho họ liệu nó có giải quyết vấn đề, giúp họ có cuộc sống dễ dàng, tiện nghi hơn không? Vì thế trang web của bạn phải giúp khách hàng dễ dàng nhận ra được những gì sản phẩm có thể cung cấp cho họ.

Hãy cho khách hàng cảm giác họ không chỉ mua sản phẩm mà họ đang mua một phong cách sống. Khách hàng mua nội thất cao cấp mong muốn có được cảm giác sống trong một ngôi nhà thời thượng, sang trọng; khách hàng mua xe đạp địa hình không phải để có phương tiện di chuyển họ yêu thích cảm giác phiêu lưu, các môn thể thao mạo hiểm. Nhiệm vụ của bạn là phải cung cấp cho khách hàng cảm giác này thông qua các nội dung trên trang web của bạn.

8. Các nội dung của bạn có tính cách riêng không?

Khi bạn đang cố gắng đưa tất cả các tính năng của sản phẩm lên trang web, bạn có thể dễ dàng khiến cho nội dung của mình thành những gạch đầu dòng nhàm chán và những đoạn văn thiếu lôi cuốn, hãy đảm bảo rằng bạn đã xây dựng tiếng nói riêng cho thương hiệu của bạn.

Các nội dung được đầu tư đầy đủ thời gian và công sức sẽ được thể hiện rõ qua chất lượng bài viết. Hãy đầu tư vào suy nghĩ chủ đề bạn sẽ viết và làm thế nào để tạo ‘sức sống’ vào các nội dung của bạn nhưng phải nhớ rằng các nội dung này phải có màu sắc thương hiệu của bạn, bạn không thể dùng những từ ngữ thường ngày để miêu tả một sản phẩm cao cấp và ngược lại. Và đặc biệt là bạn chỉ có 2 giây để gây ấn tượng đầu với khách hàng vì thế nội dung không được quá dài hoặc gây nhàm chán.

9. Bạn có phản hồi từ người dùng đã mua hàng chưa?

Việc thêm các nội dung đánh giá từ khách hàng là một cách hay để tăng tính thuyết phục và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Một khách hàng thử nghiệm sản phẩm và để lại đánh giá sẽ giúp cho khách hàng đến sau có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm và giúp khách hàng có lòng tin hơn vào doanh nghiệp.

Feedback

10. Bạn đã thật sự hiểu rõ khách hàng của mình chưa?

Trước khi bắt đầu tiến hành bất cứ thay đổi nào trên trang web từ nội dung đến hình ảnh điều bạn cần làm là phải thật sự hiểu khách hàng và hiểu được họ cần gì từ bạn.

Vì tất cả mọi thứ bạn làm cuối cùng cũng sẽ quay về mục đích là làm cho khách hàng hài lòng giúp họ có trải nghiệm tốt khi mua sắm từ doanh nghiệp của bạn. Tìm hiểu xem nhu cầu, mong muốn, sở thích của họ và họ sẽ nhận được gì từ doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn xác định được nội dung bạn sẽ truyền tải đến họ.

Vậy như thế nào là một trang web hoàn hảo?

Đội ngũ Haravan hiểu rằng không phải chỉ cần chọn một trong những điều trên và bạn sẽ có được trang web như mơ ước. Trang web của bạn cần phải cân bằng tất cả mọi thứ và sẽ còn nhiều điều nữa liên quan đến việc xây dựng trang web mà đội ngũ Haravan sẽ chia sẻ trong tương lai. Nếu bạn vẫn chưa xây dựng cho doanh nghiệp của mình một trang web thì đây chính là lúc để bắt đầu!

 

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: