4 Yếu Tố Khiến Khách Hàng Dễ Rời Bỏ Thương Hiệu Khi Mua Hàng Online

Hệ thống liên lạc không hiệu quả, thông tin sản phẩm không chính xác.... là những yếu tố tác động làm giảm lượng khách hàng online của bạn. Bạn có chắc gian hàng online của mình không "dính" phải vấn đề này không?

Tạm không nhắc tới yếu tố chất lượng sản phẩm, bài viết chỉ tập trung vào các “lỗ hổng” của hình thức bán hàng online - hình thức bán hàng phổ biến thứ hai bên cạnh hình thức bán trực tiếp của các nhà bán lẻ lớn trên thị trường.

4 yếu tố sau có thể khiến các nhà bán lẻ trực tuyến mất đi một lượng khách hàng nhất định:

Thông tin sản phẩm không chính xác

Giá cả sản phẩm và thông tin khuyến mãi là yếu tố quan tâm đầu tiên khi khách hàng ghé thăm website và chọn mua hàng. Hào hứng và vui mừng khi tìm được một website bán sản phẩm mình đang cần mua với giá thấp cùng sản phẩm tặng kèm hấp dẫn hơn hẳn các nơi khác, nhưng khi liên hệ đặt mua, nhiều người đã thực sự thất vọng khi được nghe nhân viên “tỉnh bơ” thông báo rằng đó chỉ là thông tin cũ do kỹ thuật viên chưa kịp update.

khotinh-1400253227

Đừng mô tả sản phẩm 1 đằng rồi bán hàng 1 nẻo

Khi đó, mức giá mới hay chương trình khuyến mãi mới được cập nhật chẳng còn chút hấp dẫn nào nữa. Ngay khi nhà bán lẻ cung cấp cung cấp một món hàng chất lượng hơn, giá “hời” hơn so với các nơi khác nhưng khách hàng thì đã mất đi sự hứng thú mua sắm bởi họ có cảm giác mình bị lừa.

Nhân viên tư vấn thiếu kiến thức và kỹ năng

Sau website, nhân viên tư vấn là nguồn lực quan trọng giúp khách hàng online có thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, nhà bán lẻ sẽ tạo ra ấn tượng thiếu chuyên nghiệp nếu nhân viên không nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như chính sách của công ty.

Phat trien thuong hieu_Bi quyet lam diu con tuc gian cua khach hang

Đừng để nhân viên của mình giải thích theo kiểu "loằng ngoằng" mà không có thông tin gì làm mất thời gian của khách hàng

Khách hàng không muốn tốn thời gian và cước phí điện thoại mà không được thông tin chính xác, đầy đủ. Thậm chí, công ty có thể lỡ mất đơn đặt hàng chỉ vì thông tin mà khách hàng được cung cấp từ nhân viên có thái độ thiếu thiện chí.

Hệ thống liên lạc không hiệu quả

Các nick chat online luôn được bật sáng nhưng không có nhân viên trả lời, các cuộc gọi đến không có người bắt máy dù đang trong giờ làm việc. Đó chỉ là 2 trong số nhiều yếu tố khiến khách hàng mất thiện cảm với website và tìm đến một địa chỉ mua hàng mới.

Mua sắm online cần phải được hỗ trợ bằng một hệ thống thông tin liên lạc thông suốt vì khách hàng, rõ ràng không có nhiều thời gian để chờ đợi và họ đang có rất nhiều lựa chọn hấp hẫn khác chờ đón.

wanclogo2

Không có lòng tin với khách hàng

Yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng có thể khiến người mua bị phiền phức và nảy sinh tâm lý thiếu an tâm về đơn hàng của mình. Dẫu vẫn xảy ra trường hợp khách hàng từ chối nhận hàng và thanh toán khi nhân viên nhà bán lẻ chuyển hàng đến, nhưng đánh đổi chi phí giao hàng để lấy sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng là việc nên làm.

Nhà bán lẻ không nên vì một (số) khách hàng mà nghi ngờ toàn bộ những khách hàng đến sau của mình. Bởi nếu người bán thực hiện đúng thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán, trường hợp khách từ chối nhận hàng sẽ là rất ít.

Haravan chính thức nâng cấp, hợp nhất 2 phiên bản HaraFunnel và HaraSocial lên phiên bản mới từ ngày 31/03/2021 để hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Việc quản lý hàng ngàn tương tác, tư vấn & chăm sóc khách hàng, marketing đột phá và vận hành hiệu suất cao trong doanh nghiệp đã trở nên dễ dàng với phiên bản đặc biệt này.

Liên hệ ngay với Harasocial để được tư vấn về giải pháp bán hàng online phù hợp với doanh nghiệp !

 

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

3 Lợi ích mà sàn TMĐT C2C mang lại cho người mua và người bán hàng thời nay

28/07/2017 Haravan Học viện

Đừng quá phụ thuộc vào google và facebook khi bán hàng online

03/08/2017 Học viện Haravan

Google và Facebook: Thế lưỡng quyền trên mặt trận quảng cáo

07/08/2017 Haravan Thu