5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ Covid

Các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn thành phố đã tạo nên những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Những thay đổi trong chi tiêu cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên thận trọng hơn giữa bối cảnh đại dịch, cũng như thay đổi thói quen tiêu dùng, dịch chuyển từ offline sang online.

1. Người tiêu dùng Việt Nam giảm các khoản chi tiêu tùy ý

Đại dịch Covid-19 đã khiến người dân thay đổi hành vi mua sắm trong từng danh mục sản phẩm. Theo dự đoán, tác động của Covid sẽ nghiêm trọng hơn so với năm 2020 đối với thu nhập hộ gia đình, ảnh hưởng đến cả tiết kiệm và chi tiêu. Người tiêu dùng hoãn lại các kế hoạch mua sắm, du lịch với chi phí cao cho đến khi họ có niềm tin về việc thu nhập sẽ ổn định trở lại. Các mặt hàng như căn hộ, xe, đồ gia dụng, thiết bị điện tử,...có sự giảm cầu mạnh mẽ. Tình hình giãn cách xã hội kéo dài khiến người tiêu dùng không còn chi tiêu cho các hoạt động giải trí ngoài trời và không tận hưởng các dịch vụ spa và làm đẹp.

2. Mối quan tâm của 7/10 người tiêu dùng Việt Nam

Cuộc khảo sát của Cimigo cho thấy rằng bảo vệ Việt Nam khỏi dịch Covid là mối quan tâm chiếm tỷ lệ lớn nhất (60%). 31% người tham gia khảo sát quan tâm đến vaccine Covid-19 và những hình thức đăng ký tiêm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chú ý đến các vấn đề đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm (25%) và nguồn nước sạch (14%).

3. Mua sắm trực tuyến trở thành sự lựa chọn hàng đầu

Đại dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc đã làm doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hơn đến mua sắm trực tuyến.

Theo báo cáo của Facebook vào cuối tháng 6/2021, mua sắm qua thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch mà sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới. Có 81% người tiêu dùng cho biết họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát và 92% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm online dù còn dịch bệnh hay không.

Nếu như năm 2020, chúng ta nói về kế hoạch đưa nông sản, thực phẩm tươi sống “go online” thì đến năm 2021, hình thức này thực sự đã được hiện thực hóa. Mức độ sẵn sàng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đối với các nhu yếu phẩm cơ bản và sản phẩm tươi sống cao đáng kể.

Dự án website nông sản của Bitis

4. Nhu cầu dịch vụ giao hàng tăng cao, đặc biệt trong mùa dịch

Đợt giãn cách kéo dài đã cho thấy vai trò quan trọng của ngành dịch vụ giao hàng. Mỗi shipper trung bình thực hiện giao hàng chục đơn hàng, tiết giảm lượng lớn người và phương tiện ra đường mua sắm.

Mọi hoạt động dịch chuyển lên online khiến lượng đơn hàng tăng cao, nhu cầu giao hàng ngày càng nhiều. Đội ngũ shipper của các đơn vị vận chuyển đều được đảm bảo tuân thủ các quy tắc an toàn sức khỏe và giấy tờ cần thiết khi lưu thông nội quận cũng như liên quận.

Nhu cầu giao hàng tăng cao

5. Thúc đẩy thanh toán online để đảm bảo an toàn mùa dịch

Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, nhiều người tiêu dùng đã chọn lựa phương thức thanh toán online thay vì trả tiền mặt. Trên mỗi tờ tiền mặt đều tiềm ẩn nguy cơ gây nên các bệnh truyền nhiễm, trong khi đó virus Covid-19 có thể tồn tại ngoài vật chủ và bám trên các bề mặt của vật dụng (theo nghiên cứu của ĐH New York). Theo dữ liệu nghiên cứu của tập đoàn Visa, lượng giao dịch thanh toán không tiếp xúc của người tiêu dùng Việt Nam đã tăng 230% vào quý 1/2021.

Chỉ cần vài phút thao tác trên smartphone, người tiêu dùng có thể hoàn tất thanh toán các món đồ mà mình cần, vừa nhanh chóng, vừa hạn chế tiếp xúc. Trước xu hướng ngày của người dân, nhiều shop đã kết nối các cổng thanh toán online, ví điện tử vào website nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm và đảm bảo tính an toàn.

Website Thực phẩm yêu thương của Beyours khuyến khích người mua hàng thanh toán online

6. Những thay đổi khác trong hành vi mua sắm của người dân

Nhiều sản phẩm tiêu dùng nhanh liên quan đến vệ sinh và ngăn ngừa lây truyền đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch.

Người tiêu dùng có nhu cầu đặc biệt dành cho các sản phẩm lương thực, đồ tươi sống và các mặt hàng giải trí tại nhà:

  • Nhu cầu mua lương thực, thực phẩm tươi sống
  • Tích trữ thực phẩm đóng gói
  • Bổ sung dinh dưỡng, vitamin để duy trì sức khỏe và xây dựng khả năng miễn dịch mạnh mẽ hơn.
  • Sách và văn phòng phẩm cho giải trí gia đình và học tập.

Đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Một “bình thường mới” sẽ phát triển với những thói quen mới. Suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi (một số yếu tố chỉ là tạm thời). Điều này có nghĩa, doanh nghiệp phải luôn đổi mới, phát triển và chuẩn bị để thích nghi với thị trường và gia tăng doanh thu một cách bền vững.

Nguồn: Tổng hợp

-------------

Hơn 50.000 người kinh doanh đang sử dụng Haravan Ship

Haravan Ship giúp bạn tiết kiệm đến 50% chi phí giao nhận và X2 hiệu suất làm việc của nhân viên vận hành, với hệ thống quản lý đơn hàng tập trung, tích hợp sẵn 10 nhà vận chuyển phổ biến nhất.

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: