Thẻ Meta Description là gì? Cách viết chuẩn tăng X2 traffic SEO

Thẻ Meta Description là thuộc tính mô tả cung cấp lời giải thích ngắn gọn về nội dung của trang Web, cho phép nhà quản trị web đưa ra mô tả tổng quan, có nghĩa nếu công cụ tìm kiếm không thể tự động tạo mô tả dựa trên nội dung trang.

Thẻ mô tả meta của trang được hiển thị như một phần của đoạn mã tìm kiếm trong trang kết quả của công cụ SERP, nhằm cung cấp cho người dùng ý tưởng về nội dung hiển thị trong trang và sự liên quan đến truy vấn tìm kiếm của họ. Không có độ dài nhất định của thẻ meta mô tả này, nhưng hầu như tất cả các công cụ tìm kiếm đều hiển thị ngắn hơn 160 ký tự.

Nguồn: Wikipedia

Thẻ mô tả Meta có ảnh hưởng đến thứ hạng website không? Tại sao cần viết tốt Thẻ mô tả Meta?

Vào tháng 9 năm 2009, Google đã công bố rằng thẻ meta description và từ khoá meta đều không ảnh hưởng đến các thuật toán xếp hạng của Google khi tìm kiếm. Tuy nhiên, thẻ mô tả meta có thể tác động đến tỷ lệ nhấp (CTR) của trang trong Google SERPs (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm) và tác động tích cực đến khả năng xếp hạng của trang.

Các đoạn mô tả ngắn này là cơ hội để quản trị web truyền tải nội dung cho người tìm kiếm và họ sẽ dựa trên đoạn mô tả để cân nhắc, quyết định xem nội dung của bạn có liên quan đến nhu cầu tìm hiểu thông tin/ sản phẩm của họ không. Thẻ mô tả tác động gián tiếp đến thứ hạng tìm kiếm và đặc biệt tác động đến hành vi người dùng, vậy nên, điều quan trọng chính là nhà tiếp thị cần phải nỗ lực để viết phần mô tả thu hút, hấp dẫn.

Các trang cần viết thẻ Meta Description của một website?

1. Thẻ meta description cho Trang chủ website

Khi đọc các dòng mô tả meta trên kênh tìm kiếm, bạn sẽ thấy nó thực sự đơn giản. Tuy nhiên, vì chính sự đơn giản đó lại là điều khiến cho nó trở nên khó viết hơn. Với giới hạn chỉ trong 155 kí tự được hiển thị, nghĩa là bạn không thể mô tả quá 2-3 dòng.

Mô tả meta cho trang chủ website là nơi bạn tổng quan nét nổi bật nhất và sản phẩm/ thông điệp chính mà bạn muốn người dùng nhận biết ngay từ khi tiếp cận lần đầu tiên.

Mô tả của thương hiệu giày thời trang hàng đầu Việt Nam - JUNO

Các mô tả cung cấp cho người tìm kiếm một cái nhìn tổng quan một cách ngắn gọn về nội dung của website cũng như làm sao để thuyết phục khách nhấp vào thẻ tiêu đề. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, người dùng click vào liên kết mà không cần mất thời gian cân nhắc và suy nghĩ.

Mô tả cho trang chủ với website Haravan

2. Trang sản phẩm

Viết mô tả meta cho các trang sản phẩm dễ dàng hơn một chút so với viết cho trang chủ, bởi vì các trang sản phẩm không nói lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của bạn. Thay vào đó, bạn mô tả về một sản phẩm cụ thể.

Thẻ meta description của trang sản phẩm phải giải thích lý do tại sao người dùng nên tìm hiểu và mua sản phẩm. Đồng thời họ có thể biết thêm về một phần thông tin nào đó của sản phẩm.

Viết mô tả sản phẩm - tối ưu SEO với website Haravan

3. Các trang danh mục

Các mô tả meta tiếp theo cần tập trung vào là trang danh mục hoặc trang bộ sưu tập. Mục đích của trang này là nhóm các sản phẩm tương tự lại với nhau để khách hàng khám phá. Các trang bộ sưu tập có thể hiển thị cho các từ khóa rộng, có khối lượng lớn, như “giày nữ” hoặc “dép nam”.

Thẻ mô tả meta trang danh mục của bạn sẽ thu hút mọi người bằng cách hiển thị thông tin liên quan về bộ sưu tập, như cách JUNO phân loại giày thành từng danh mục riêng lẻ như dưới đây:

4. Trang blog - chia sẻ thông tin

Bên cạnh hoạt động kinh doanh online trên website, nhà bán hàng còn có thể tạo thêm một trang Blog riêng cung cấp và chia sẻ những thông tin xoay quang các chủ đề liên quan về sản phẩm/ dịch vụ hay hoạt động kinh doanh của mình. Trang Blog cũng là cách thức để tăng traffic vào website bán hàng, trang các sản phẩm. Từ đó, dễ dàng chuyển đổi đơn hàng hiệu quả.

Với những bài viết chuẩn SEO, thẻ mô tả meta sẽ tổng quan nội dung - mục đích của bài viết mà bạn muốn truyền tải cho người đọc. Vậy thì, làm sao để tóm gọn một cách thu hút và thuyết phục nhất một bài viết chỉ trong 1-2 dòng với khoảng 155 ký tự.

Cách viết thẻ mô tả Meta tăng truy cập website hiệu quả

Dựa trên những tìm hiểu của Haravan đã thực hiện về chủ đề này, cũng như kinh nghiệm của bản thân, dưới đây là danh sách các yếu tố bạn cần để viết một mô tả meta thu hút & hiệu quả.

1. Viết thẻ mô tả Meta tối đa 155 ký tự

Không có một độ dài nhất định nào cho một dòng thẻ meta description, nó phụ thuộc vào thông điệp nhà tiếp thị muốn truyền tải. Tuy nhiên, người viết nên tóm tắt đoạn mô tả một cách ngắn gọn và linh hoạt bởi các công cụ tìm kiếm sẽ chỉ hiện thị một mức tối đa các ký tự:

  • Google: 150-158 Ký tự
  • Bing & Yahoo: Lên đến 168 Ký tự
  • Trên thiết bị di động: 120 Ký tự

Vậy nên, độ dài lý tưởng là 120-158 ký tự.

Một điểm lưu ý, sẽ không có nền tảng nào có thể hoàn toàn kiểm soát được những gì Google hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Đôi khi, Google sẽ hiển thị đoạn mô tả meta mà bạn đã thiết lập nhưng đôi khi chỉ lấy một số câu trong đoạn. Vậy nên, việc tốt nhất, bạn nên tối ưu phần mô tả một cách ngắn gọn thì Google sẽ không cắt ngắn đi phần mô tả của trang web bạn.

Google sẽ trích dẫn đoạn mô tả với tối đa 155 - 160 ký tự

Với nền tảng website Haravan, phần thẻ meta description có mức tối đa là 320 ký tự. Tuy nhiên, các thẻ meta tốt sẽ có phần trích dẫn đi đúng trọng tâm, với thông tin quan trọng và được nhắm mục tiêu nhất trong vòng 120 ký tự đầu tiên.

2. Nội dung mô tả mang ý nghĩa tích cực, rõ ràng

Thẻ mô tả Meta được xem như là một lời mời đến với trang web, do đó, hãy cân nhắc về nhu cầu của người dùng và động lực có thể khiến họ truy cập vào trang của bạn. Đảm bảo rằng đoạn mô tả không quá khó hiểu, lan mang và cần mang ý nghĩa tích cực. Mọi người cần biết những gì họ có thể tìm thấy trên trang của bạn. Nếu đúng với mục đích tìm kiếm - họ sẽ click vào thẻ tiêu đề.

Đối với thẻ mô tả cho trang sản phẩm, người bán có thể phản hồi lại truy vấn của người dùng qua hai vấn đề:

  1. Bạn đang cung cấp sản phẩm họ muốn?
  2. Sản phẩm của bạn có gì nổi bật?

Với thẻ mô tả meta cho trang chủ, sẽ phức tạp hơn bởi nó cần một sự tinh tế và tóm gọn tổng quan tất tần tần đặc điểm của thương hiệu. Vậy nên, điều tốt nhất cho dòng mô tả này chính là liên tục nhấn mạnh thương hiệu. Đó là một thứ mà toàn bộ cửa hàng cung cấp và đó là lý do họ nên mua hàng.

Ngoài ra, với thẻ mô tả meta cho bài viết blog thì bạn nên đưa ra mục đích và nội dung chính mà bài chia sẻ sẽ mang đến cho người đọc là gì. Đặc biệt, không nên sử dụng quá nhiều tính từ hoặc những từ hoa mỹ, bởi có thể ngăn cản người tìm kiếm click vào trang.

3. Thẻ mô tả Meta cần kêu gọi hành động ở người dùng

Nếu bạn đang viết thẻ meta cho một sản phẩm/ nhóm sản phẩm, điều quan trọng chính là một lời mời kêu gọi hành động đến người tìm kiếm, chẳng hạn như:

“Xin chào, chúng tôi có sản phẩm mới về thời trang thu đông kèm những ưu đãi hấp dẫn. Tìm hiểu thêm”

Hãy xem mô tả meta như bạn đang chào bán sản phẩm, cần được nhấn mạnh. Đặc biệt những lời mời như Tìm hiểu thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí rất hữu ích và kích thích người dùng click vào trang sản phẩm.

4. Thẻ Meta Description cần chứa từ khoá chính

Nếu từ khóa tìm kiếm của người dùng khớp với một phần của văn bản trong mô tả Meta, Google sẽ có xu hướng sử dụng và làm nổi bật trong kết quả tìm kiếm. Tăng lượt hiển thị và tiếp cận đến với người dùng đúng mục tiêu. Hãy cố gắng chèn từ khóa chính ở ngay đầu đoạn mô tả Meta. Điều này giúp Google check Meta Description dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế khả năng từ khóa chính không được hiển thị trên trang tìm kiếm do bị Google cắt bớt dung lượng thẻ Meta.

Tuy nhiên, không nên quá nhồi nhét từ khóa chính vào phần mô tả chẳng hạn như “Mua giày nữ, giày tennis nữ và giày nữ giảm giá tại đây!” Đây không phải là cách viết tốt cho một thẻ mô tả meta cho thương hiệu của bạn vì nó tạo cảm giác gượng ép và máy móc. Thay vào đó, hãy đưa từ khóa chính và thẻ meta description một cách tự nhiên, phù hợp.

5. Hiển thị thông số kỹ thuật, tính năng sản phẩm

Nếu bạn có một sản phẩm dành cho người am hiểu công nghệ, bạn nên tập trung vào các thông số kỹ thuật. Ví dụ: có thể bao gồm nhà sản xuất, SKU, giá cả, những thứ tương tự. Nếu khách truy cập đang tìm kiếm sản phẩm đó một cách cụ thể, rất có thể bạn sẽ không phải thuyết phục họ.

6. Đảm bảo thẻ Meta description phù hợp với nội dung của trang

Đây là một trong những quan trọng. Google sẽ tìm hiểu xem bạn có sử dụng mô tả meta để lừa khách truy cập nhấp vào trang web hay không. Họ thậm chí có thể phạt nếu các nhà quản trị web làm điều đó. Ngoài ra, những mô tả sai ý nghĩa, không đúng với nội dung cũng có thể sẽ làm tăng tỷ lệ thoát. Điều này cũng sẽ làm giảm lòng tin của mọi người đối với website. Đó là một ý tưởng không hay chỉ vì muốn tăng lượt click mà không tập trung vào nhu cầu và trải nghiệm thực sự của người dùng.

Kết

Thẻ meta description thu hút là yếu tố quan trọng để giúp nhà bán hàng tăng lưu lượng truy cập website, cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và đồng thời cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Với các hướng dẫn nêu trên, bạn sẽ có hướng đi đúng để tối ưu hoá các trang của website, mang lại nguồn doanh số bán hàng hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm:

1. SEO Sản phẩm là gì? Cách đưa Sản Phẩm Lên Top Cho Nhà Bán Hàng

2. SEO Website Thương Mại Điện Tử - Tổng hợp hướng dẫn từ A-Z cho Website 2021

----------------

Với những giải pháp công nghệ tốt nhất cho thương mại điện tử từ Website, bán lẻ Omnichannel và Marketing, Haravan có tất cả những công nghệ bạn cần để phát triển kinh doanh vượt bậc.

Chỉ 600.000 VNĐ/tháng, bạn đã sở hữu một website TMĐT chuyên nghiệp để tăng tốc kinh doanh vượt trội. Bắt đầu hành trình tăng trưởng ngay với Haravan!

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

42 Thuật Ngữ SEO mà mọi SEOer phải biết khi bắt đầu làm SEO (Cập nhật mới nhất 2023)

20/02/2022 Hồng Đức

Domain là gì? Tổng hợp tất cả kiến thức về tên miền cho người mới

06/07/2022 MKT Nguyệt

Hướng dẫn cách SEO Youtube cùng các bước tối ưu hiệu quả

08/07/2022 Quỳnh Anh MKT