Giải mã thói quen của người tiêu dùng trực tuyến Việt Nam

Báo cáo mới nhất của Decision Lab có tên The Ultimate Guide được xem là công cụ hữu ích giúp các nhà quảng cáo định hướng giữa ma trận thói quen không ngừng biến đổi của người tiêu dùng kỹ thuật số. Trong thời điểm Tết cận kề, có thể coi báo cáo này như một “kim chỉ nam” để biết người tiêu dùng Việt Nam đang dành bao nhiêu thời gian vào đâu khi online.

Luôn luôn kết nối

Ở Việt Nam, Facebook vẫn là mạng xã hội quan trọng nhất và thống trị thị trường về mức độ sử dụng. 97% người dùng Internet trong khảo sát nói rằng họ đang sử dụng Facebook, và 63% nhận định cuộc sống hàng ngày của họ không thể thiếu mạng xã hội này.

Tuy nhiên, Facebook không còn là mạng xã hội duy nhất.

Khi được hỏi về thiết bị và ứng dụng yêu thích để lướt mạng không chủ đích, 61% người dùng chọn Facebook trên điện thoại thông minh.

Một số đối thủ đã xuất hiện trong vài năm gần đây và đã tạo được nhu cầu ngách cho riêng mình giữa thị trường chật chội. Kết quả là trung bình có tới 3.7 ứng dụng mạng xã hội được cài đặt trên một chiếc điện thoại thông minh, trong đó sẽ có 1 đến 2 ứng dụng được người tiêu dùng Việt Nam nhận định rằng họ “không thể sống thiếu”.

Có một điểm đáng lưu ý, đó là vì Facebook phổ biến với nhiều độ tuổi khác nhau, còn những ứng dụng mới đang làm gia tăng mức độ phân khúc của thị trường.

Một ví dụ cho trường hợp này là Zalo, ứng dụng tin nhắn trực tuyến của Việt Nam, đang được sử dụng bởi 86% thế hệ X (38-50 tuổi) và 90% thế hệ Millenials (24-38 tuổi).

Cũng trong hai nhóm tuổi này, tỷ lệ người dùng Instagram và TikTok thấp hơn nhiều. Hai ứng dụng chia sẻ này lại thành công với đối tượng người dùng trẻ hơn. 25% thế hệ Z (dưới 24 tuổi) nói rằng họ đang sử dụng TikTok, nền tảng chia sẻ video dạng ngắn đang ngày càng phổ biến, và 66% nói rằng họ thường xuyên sử dụng Instagram, ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video phổ biến nhất thế giới hiện nay.

“Việc nào ắt có ứng dụng đó!”

Câu slogan nổi tiếng của Apple năm 2009 “Việc nào ắt có ứng dụng đó” không thể đúng hơn khi nói về thói quen dùng công nghệ số tại Việt Nam. Người tiêu dùng hiện đại giờ đã có thể truy cập nội dung yêu thích của mình chỉ bằng một “chạm”.

YouTube là nền tảng phổ biến nhất cho việc nghe nhạc, với khoảng 57% người tiêu dùng Việt hiện đang sử dụng. Điều này không có nghĩa là các đối thủ nội địa và quốc tế sẽ từ bỏ cạnh tranh, trong đó phải kể tới Spotify, ứng dụng đã chiếm được cho mình một lượng lớn tín đồ âm nhạc Gen Z (dưới 24 tuổi).

YouTube cũng là nền tảng dẫn đầu cho việc xem phim, đây là nền tảng được yêu thích nhất và cũng được sử dụng thường xuyên nhất, với 66% người dùng truy cập ít nhất 1 lần trong ngày. Biểu đồ dưới đây cho thấy, các trang xem phim trực tuyến nội địa không thể cạnh tranh độ phổ biến khi so sánh với YouTube.


Tuy nhiên, video dạng ngắn là một câu chuyện khác, với Facebook ngang hàng cùng YouTube trong cuộc đua trở thành nền tảng dẫn đầu (41% so với 40%). Sự chênh lệch này lớn hơn ở Gen Z và Millenials, hai đối tượng này thường xuyên xem video ngắn trên Facebook hơn là YouTube. Biểu đồ dưới đây cũng cho thấy Gen X vẫn ưa chuộng xem video ngắn trên YouTube hơn.

Về mặt tin tức thời sự, các trang tin vẫn tiếp tục sử dụng Facebook làm công cụ để tăng lượng truy cập, với 36% người tiêu dùng Việt Nam nói rằng họ biết đến các tin thời sự qua mạng xã hội này.

Facebook cũng là lựa chọn phổ biến nhất để kết nối với bạn bè, tuy nhiên, Gen Z đang sử dụng Messenger ngày một nhiều hơn và đây cũng là kênh trao đổi yêu thích của nhóm tuổi này.

Khi được hỏi về thiết bị và ứng dụng yêu thích để lướt mạng không chủ đích, 61% người dùng chọn Facebook trên điện thoại thông minh.

Lối đi nào cho nhà quảng cáo?

Mặc dù việc tìm đến người tiêu dùng đang trở nên dễ hơn bao giờ hết, các chuyên gia tiếp thị vẫn cần phải có mặt tại đúng chỗ vào đúng thời điểm. Thách thức chủ chốt của tiếp thị không chỉ là biết được người tiêu dùng tiềm năng đang ở đâu mà còn hiểu những người này đang tương tác như thế nào với từng loại nội dung trên các nền tảng khác nhau.

Để hiểu rõ hơn về nhu cầu tiêu dùng công nghệ số ở Việt Nam, tải ngay báo cáo tại đây

Theo: Decision Lab

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: